Muốn chơi piano dù là để đệm hát, hay độc tấu, tất cả các học viên đều phải thuộc nằm lòng, chỉ mặt đặt tên được các hợp âm và sự kết hợp cũng như chuyển đổi của chúng.
Sau đây Việt Thương xin giới thiệu với các bạn những hợp âm cơ bản nhất bắt buộc phải biết mới có thể chơi piano được.
Hợp âm được cấu tạo từ 3 nốt, bắt đầu từ nốt gốc
Mỗi nốt trong hợp âm cách nhau 1 phím đàn trắng, tương đương với ½ cung.
Ví dụ: hợp âm C(đô trưởng) gồm 3 nốt:
Bắt đầu từ nốt gốc Đô, nốt tiếp theo là Mi (cách Đô 1 phím trắng), nốt tiếp theo là Sol (cách Mi 1 phím trắng) => hợp âm C gồm Đô – Mi – Sol.
Tương tự các hợp âm khác, tuy nhiên mỗi hợp âm sẽ có những nốt thăng giáng khác nhau, cần nhớ rõ 14 hợp âm như bên dưới (đặc biệt nhớ những hợp âm nào có nốt nào thăng hay giáng)
Hợp âm trưởng (kí hiệu bằng 1 chữ cái in hoa)
C (đô trưởng): Đô – Mi – Sol
D (rê trưởng): Rê – Fa# – La
E (mi trưởng): Mi – Sol# – Si
F (fa trưởng): Fa – La – Đô
G (sol trưởng): Sol – Si – Rê
A (la trưởng): La – Đô# – Mi
B (si trưởng): Si – Rê# – Fa#
Hợp âm thứ (kí hiệu tương tự như hợp âm trưởng nhưng kèm theo chữ “m” phía sau)
Cm (đô thứ): Đô – Mi (b) – Sol
Dm (rê thứ): Rê – Fa – La
Em (mi thứ): Mi – Sol – Si
Fm (fa thứ): Fa – La(b) – Đô
Gm (sol thứ): Sol – Si(b) – Rê
Am (la thứ): La – Đô – Mi
Bm (si thứ): Si – Rê – Fa#
Khi học viên đã nắm rõ 14 thế bấm của 7 hợp âm trưởng, 7 hợp âm thứ thì có thể dễ dàng suy ra các hợp âm thăng (#) hoặc giáng (b) so với âm chính.
Ví dụ: C#, Cb sẽ bấm tương tự như âm C, hoặc âm C#m, Cbm cũng hoàn toàn được suy ra từ cách bấm âm Cm.
==> Quy tắc: Bắt đầu từ hợp âm trưởng/thứ nếu thăng tất cả các nốt lên 1/2 cung sẽ trở thành hợp âm thăng và ngược lại, nếu giáng tất cả các nốt xuống 1/2 cung sẽ trở thành hợp âm giáng, cách bấm tương tự được suy ra từ âm gốc
Hãy đến với chúng tôi Việt Thương Hồ Chí Minh sẽ mang lại cho bạn những bài học chuẩn mực nhất, phù hợp với trình độ của bạn cùng đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp tận tình, chắc chắn sẽ không làm các bạn thất vọng.