Trường độ: một khái niệm khó với người học nhạc

Trường độ

Trường độ là sự kéo dài của các đơn vị âm thanh, được xác định bằng khoảng thời gian mà phổ âm thanh đặc trưng cho đơn vị đó được thể hiện. Trong âm nhạc, trường độ là một khoảng thời gian cụ thể của độ dài của một nốt nhạc tùy thuộc vào thời gian tồn tại của sóng âm trong không khí.

trường độ trường độ

Như vậy, cùng với khái niệm về âm chuẩn và một số khái niệm liên quan đến âm chuẩn, với đối tượng nghiên cứu là “âm chuẩn, tiết tấu trong giảng dạy Violon” chúng ta có thể thấy: Với cây đàn Violon, âm chuẩn sẽ phụ thuộc vào sự phối hợp động tác giữa hai tay và cây đàn “chuẩn” để có được ‘âm” với những khái niệm như đã nêu trên.

+ Vài nét về âm chuẩn trong âm nhạc dân gian truyền thống Việt Nam Có thể thấy rằng, ý kiến chung của các nhà nghiên cứu lý luận âm nhạc

nói chung, âm nhạc dân gian cổ truyền Việt Nam nói riêng, đều thống nhất nhận định âm nhạc dân gian cổ truyền Việt Nam không quá quan tâm đến khái niệm cao độ tuyệt đối. Và, theo cảm nhận của thiển ý cá nhân, trên một khía cạnh nào đấy, “hơi, điệu”, mặc dù là một thuật ngữ rất khó diễn giải đầy đủ và cặn kẽ bằng ngôn từ, nhưng cũng chính từ cái đặc điểm khó nắm bắt, khó diễn tả ấy mà “hơi, điệu” trong âm nhạc truyền thống của Việt Nam, có những điểm tương đồng nào đó so với âm điệu – Intonation mà Lesman đã đưa ra về âm nhạc cổ điển phương Tây chăng?

Thực tế, vấn đề “hơi điệu” trong âm nhạc dân gian cổ truyền và ngay cả vấn đề âm điệu – Intonation trong âm nhạc cổ điển phương Tây đã và đang là vấn đề nan giải, chưa hẳn dễ dàng có được một khái niệm, một định nghĩa đầy đủ, rạch ròi nhất, sáng tỏ nhất bằng ngôn từ.

Tuy nhiên, cũng bởi chính cái tính mờ ảo, khó nắm bắt, khó diễn tả bằng các chỉ số cơ học vật lý, cả đối với truyền thống âm nhạc cổ điển  phương Tây là âm điệu – Intonation, cả đối với âm nhạc cổ truyền dân tộc – là “hơi”, “điệu”,… cho nên bù lại, nó mở ra một cánh cửa nhằm phát huy tài năng sáng tạo của người diễn tấu. Với ngườii nghe thì nó mở ra trí tưởng tượng và năng lực thẩm mỹ bay bổng hơn, phong phú và đa dạng hơn.

 

 

Theo truyền thống âm nhạc cổ điển phương Tây, hạt nhân quan trọng hàng đầu giúp xác định âm chuẩn là sự chuẩn xác của cao độ âm thanh, khi so sánh mối tương quan cao độ giữa các âm thanh ấy với âm chuẩn – cao độ tuyệt đối (diapason).

Với truyền thống âm nhạc dân gian cổ truyền Việt Nam, việc nhận thức về bài bản, về một tác phẩm âm nhạc cụ thể đối với “tai nghe” người Việt cũng luôn gắn chặt với quan niệm và cả lối tư duy thẩm mỹ truyền thống về “hơi, điệu”, “non, già”, về một giai điệu nhất định (bao gồm tuyến âm thanh và âm hình tiết tấu) kèm theo một lời ca nhất định nếu đó là tác phẩm thanh nhạc, cùng với phần hòa âm phụ họa nếu có như phần bè, phần hợp xướng… Những “thành tố hợp thành” nói trên, trong khi biểu diễn, trong khi tái tạo hay trình bày một tác phẩm âm nhạc Việt Nam, người nghệ sỹ Violon cần nắm bắt, cần cảm nhận được cái hay, cái đẹp của âm nhạc truyền thống, coi đó là một điều kiện cần và đủ để có thể sáng tạo hay nhất những tác phẩm khí nhạc Việt Nam viết cho đàn Violon.

Contact Me on Zalo