Tác phẩm Giai điệu quê hương được chuyển soạn dựa trên chủ đề âm nhạc lấy từ bài Dạ cổ hoài lang, một sáng tác bất hủ của nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Bài Dạ cổ hoài lang đánh dấu sự kế thừa và cách tân sáng tạo, kết hợp một cách nhuần nhuyễn các điệu thức khác nhau. Khi cấu tạo giai điệu, ông sử dụng các đường nét luyến láy phù hợp với ngôn ngữ Nam bộ và tạo ra các câu nhạc, đoạn nhạc khúc chiết hơn, do đó bài ca Dạ cổ hoài lang trở thành bài ca cốt lõi của âm nhạc tài tử.
Là nghệ sĩ biểu diễn guitar nhiều năm, tác giả luận án mạnh dạn chuyển soạn tác phẩm này, bản nhạc là sự hài hòa của một số tiêu chí được nêu trên, đó là kết hợp giữa biến tấu với ngẫu hứng trên chủ đề có cao độ phù hợp để thể hiện trên đàn guitar.
Nội dung toàn bộ tác phẩm được bắt đầu bằng việc trình bày chủ đề tóm tắt toàn bộ bản Dạ cổ hoài lang của tác giả Cao Văn Lầu, lựa chọn theo hướng biến tấu để phát triển giai điệu chính, sự biến tấu này ngày càng mô phỏng chủ đề ít hơn và hướng đến tập trung vào thể hiện những diễn biến, phát triển nội tâm, tình cảm. Cách tiến hành thủ pháp biến tấu trong tác phẩm không tuân thủ nghiêm khắc như Châu Âu, nghĩa là các phần biến tấu phải nhắc lại toàn bộ chủ đề với những kỹ thuật và cách trình bày khác nhau. Tác giả chỉ sử dụng một phần chủ đề để đảm bảo sự thống nhất trong toàn bộ tác phẩm, còn cách phát triển sẽ khai thác nhiều khía cạnh dựa trên cảm nhận của tác giả. Giai điệu là nỗi buồn man mác, sâu sắc, dai dẳng, nhưng rất mãnh liệt. Tuy nhiên, sự thể hiện ra bên ngoài lại hết sức kín đáo, thoáng qua, có các đoạn nối để dẫn dắt mạch cảm xúc giữa các phần phát triển, phần kết của tác phẩm mang tính chất tự do, ngẫu hứng.
Phần chủ đề (từ nhịp số 1 đến 16)
Vốn âm nhạc dân gian Việt Nam rất đa dạng, phong phú và đặc sắc, lựa chọn được những tác phẩm đặc sắc là yếu tố quan trọng đầu tiên giúp cho việc chuyển soạn của các nghệ sỹ Việt Nam có giá trị nghệ thuật và sự độc đáo so với âm nhạc guitar thế giới.
Phần chủ đề được trình bày mang tính chất trữ tình, thể hiện nỗi buồn sâu lắng của người vợ thương nhớ chồng, như nội dung bản gốc của nhạc sĩ Cao Văn Lầu, đây là yếu tố được khai thác trong toàn bộ tác phẩm chuyển soạn.
Về độ dài, phần chủ đề trong tác phẩm chuyển soạn chỉ trình bày 16 ô nhịp, nghĩa là so với bản gốc 38 nhịp thì ít hơn 22 nhịp, sự rút gọn này xuất phát từ ba nguyên nhân:
Thứ nhất, tác giả bài viết muốn tránh nhắc lại toàn bộ tác phẩm gốc, bởi cách viết này không sai, nhưng ít tạo được sự bất ngờ cho người nghe, vốn đã được tiếp xúc với âm nhạc dân tộc ngay từ nhỏ. Khi có thay đổi, tác phẩm sẽ thu hút hơn sự quan tâm của khán giả.
Thứ hai, độ dài của bản nhạc gốc cần được điều chỉnh chút ít để phù hợp hơn với từng loại nhạc cụ, cũng như môi trường biểu diễn khác nhau. Ví dụ: khi thể hiện bằng giọng hát, nhờ sự ngân nga, luyến láy dài của giọng mà tác phẩm có thể thể hiện ở tốc độ chậm, nhưng nếu thực hiện trên một nhạc cụ mà độ ngân của từng âm thanh ngắn hơn giọng hát thì chắc chắn tốc độ thể hiện phải nhanh hơn để đảm bảo sự liền mạch của giai điệu. Thậm chí, chính những ca nương hát các bản nhạc gốc này, họ cũng dần rút gọn độ dài ban đầu của tác phẩm, để phù hợp hơn với môi trường và cách thể hiện tác phẩm của bản thân.
Thứ ba, chịu ảnh hưởng của xu hướng sáng tác ngắn gọn, súc tích từ các tác phẩm guitar cổ điển hiện đại trên thế giới, tác giả Nguyễn Thị Hà đã cô đọng những yếu tố tâm đắc nhất để chuyển soạn tác phẩm Dạ cổ hoài lang.
Về phong cách viết, những tiêu chí được lựa chọn đầu tiên không hoàn toàn là các quy tắc sáng tác mà là cảm nhận, sự thấu hiểu của chính bản thân nghệ sỹ với tác phẩm gốc và thể hiện những điều đó thông qua khả năng diễn tấu.
Ngay những nốt đầu tiên của bản chuyển soạn, so với giai điệu bản gốc,
sử dụng âm thấp hơn một quãng 8, tức là dùng nốt Rê trên dây 6 thay cho nốt Rê trên dây 4.
Đàn guitar có tính năng cộng hưởng âm thanh cùng tên, nên khi gảy nốt Rê của dây 6 thì tự nhiên nốt Rê trên dây 4 cũng sẽ rung, tạo ra sự cộng hưởng của âm thanh. Như vậy, nhìn cách viết thể hiện trên giấy thì thấy có sự khác nhau, nhưng về hiệu quả âm thanh vẫn giống với bản gốc. Không những thế, nếu gảy nốt Rê của dây 4, thì chỉ diễn tấu được giai điệu, còn gảy nốt Rê trên dây 6 sẽ đáp ứng cả yêu cầu về hòa âm trên đàn guitar. Đồng thời, độ ngân vang âm trầm của nốt Rê rất phù hợp để bắt đầu tính chất âm nhạc trữ tình, hơi buồn, dễ dàng dẫn dắt người nghe cảm nhận được nội dung tình cảm mà tác giả Cao Văn Lầu gửi gắm trong tác phẩm gốc.
Khi bắt đầu thể hiện bản nhạc, người nghệ sỹ nên tránh mắc lỗi, vì điều này ảnh hưởng xấu đến thiện cảm của khán giả cũng nhưng sự tự tin và khả năng thăng hoa của bản thân. Trên thế giới, có rất nhiều tác phẩm được bắt đầu từ những thế bấm khó, chỉ dành cho những nghệ sỹ có trình độ kỹ thuật nhất định, không dành cho đa số.
VD 3.3:
- Tarrega, Danza mora, tr.1, 1. [phụ lục trang 300]
Đối với Giai điệu quê hương, việc thực hiện chính xác ba nốt dây buông đầu trong bản nhạc là rất thuận, phù hợp cho nhiều đối tượng người Việt Nam với nhiều trình độ khác nhau có thể thực hiện tốt.
Từ ô nhịp số 1 đến 6, nhắc lại y nguyên bản gốc của tác giả Cao Văn Lầu.
VD 3.4:
Sau đó, do không định tái hiện giai điệu như bản gốc nên tác giả đã sử dụng các nốt chính trong đoạn giữa từ “Năm canh mơ màng… bình an” để xây dựng nên giai điệu trong các ô nhịp từ số 7 đến số 12 trong đó sử dụng nốt Si bình và Si giáng, thể hiện tính chất âm nhạc buồn.
VD 3.5:
Từ nhịp số 13 đến 16, tái hiện lại giai điệu của ca từ “Trở lại gia đàng cho én nhạn hiệp đôi ý a”, âm nhạc thể hiện sự khát vọng, mong mỏi.Nguyễn Thị Hà, Giai điệu quê hương, tr.1, 2. [phụ lục trang 301]
Như vậy, trong khúc nhạc chủ đề, chúng tôi tái hiện lại nội dung âm nhạc của bản gốc, đó là người chồng phải ra đi chiến trận, người vợ ở nhà thương nhớ và ý quan trọng nhất là khát vọng mãnh liệt về sự sum họp.
Phần phát triển 1 (từ nhịp số 17 đến 33)
Đây là phần phát triển chủ đề nhiều nhất so với các phần phát triển khác trong bài. Tác giả đã ứng dụng thủ pháp nâng giai điệu lên một quãng 8, như các nghệ sỹ guitar thường sử dụng.
VD 3.6: (Phần chủ đề)
(Phần phát triển 1)
Nguyễn Thị Hà, Giai điệu quê hương, tr.1, 3. [phụ lục trang 301]
Tuy nhiên có thay đổi từ nhịp số 27 đến 28, đây là đoạn nhạc có sự lồng ghép kỹ thuật luyến với tốc độ tăng dần từ móc kép sang móc tam để tạo đà cho nét giai điệu, thể hiện khát vọng mạnh mẽ về sự sum họp.
Nguyễn Thị Hà, Giai điệu quê hương, tr.1, 6. [phụ lục trang 301]
Phần phát triển thứ 2 (từ nhịp số 34 đến 48)
Bốn nhịp đầu, từ số 34 đến 37 có tính chất như mở đầu cho phần phát triển thứ
- Hòa âm và quãng được lấy từ chủ đề, bắt đầu từ hòa âm Rê thứ ở T nguyên gốc, chuyển qua Son thứ cũng ở dạng nguyên gốc rồi đến T6/4 và trở về T để nhắc lại giai điệu, đây là cách chuyển hòa âm theo cổ điển thường thấy trong chuyển soạn của các nghệ sỹ guitar.Tiếp đến, từ nhịp 38 đến 44 là phần nhắc lại giai điệu ở bè bass, tiết tấu đã có sự thay đổi. Khác với chủ đề và phần phát triển một, phần phát triển 2 chuyển giai điệu từ bè cao xuống bè trầm, tiết tấu kết hợp đơn trước kép sau được chuyển thành đơn.
Từ phần này, bắt đầu có ngẫu hứng, giai điệu dày hơn và liên tục, tạo cảm giác chuyển động nhanh hơn so với các phần trước, ý đồ chuyển soạn của tác giả, thể hiện thời khắc nỗi buồn bất chợt trào dâng trong lòng người phụ nữ, được trình bày ở phần chủ đề và phần phát triển 1, cách sắp xếp trình tự phát triển âm nhạc khắc họa nên quá trình phát triển tâm lý tự nhiên của người phụ nữ ở đầu thế kỷ XX.
Từ nhịp 42, cường độ giai điệu được đẩy mạnh hơn nữa, ứng dụng kỹ thuật chạy ngón p – i của guitar, đây là kỹ thuật phổ biến hiện nay. Trên bàn tay phải, hai ngón này là khỏe nhất, sự kết hợp giữa chúng giúp cho người chơi có thể đạt được tốc độ rất cao mà không cần luyện tập nhiều. Hơn nữa, khi chạy trên các dây bass Mi, La, Rê của đàn guitar, do các dây này được làm từ lõi tơ, cuốn sợi kim loại bên ngoài, nên thường tạo ra tạp âm, rất hạn chế khi biểu diễn qua micrô hoặc thu âm, nhưng gảy bằng ngón p – i thì giải quyết được nhược điểm này.
Kịch tính của phần phát triển 2 được đẩy lên cao nhất tại nhịp số 47, rồi sau đó vụt tắt rất nhanh chỉ trong nhịp 48, điều này thể hiện sự cảm xúc nội tâm của người phụ nữ, có những giây phút “trào dâng” nỗi nhớ.
Nhưng sau đó, quy tắc xã hội phong kiến thời xưa lại buộc họ phải kìm chế tình cảm, trở lại với sự thầm kín sâu trong đáy lòng.
Đoạn nhạc từ nhịp số 51 đến 57 trong phần phát triển thứ 2 diễn tả một khía cạnh khác của nỗi nhớ, những nốt giai điệu chính sử dụng trường độ là nốt trắng muốn nói lên cảm giác thời gian trôi rất chậm và dài khi người vợ nghĩ đến người chồng ở nơi xa. Song song với nét giai điệu chậm là bè bass với những nốt kép, mô tả thời gian “vô tình” chuyển động một cách chuẩn xác, đều đặn như tự nhiên vốn có. Cách thể hiện đoạn nhạc này kết hợp giữa kỹ thuật ép dây và móc dây, ép dây những nốt nhạc có trường độ nốt trắng, vừa để nhấn mạnh giai điệu, vừa đảm bảo độ ngân dài đủ khi chơi 8 hoặc 16 nốt nhạc ở bè bass.
Khác với cách thể hiện kỹ thuật apoyando các nốt trắng, cách chơi tirando các nốt đơn tạo nên âm lượng vang, hòa vào nhau cùng với nốt bè bass, đoạn nhạc này đòi hỏi người thể hiện phải đảm bảo hiệu quả âm thanh, các nốt phụ được diễn tấu liên tiếp, cân xứng với một nốt giai điệu bè chính.
Đoạn nhạc từ nhịp số 58 đến 64 là đoạn nối để chuẩn bị cho sự xuất hiện của phần phát triển thứ 3 và cũng là phần kết thúc tác phẩm. Ở đoạn này, sử dụng kỹ thuật chạy quãng 8, phổ biến trong các tác phẩm guitar cổ điển hình thức lớn của thế kỷ
XVIII. Sự chuyển động tịnh tiến dần của các bè là ý đồ của tác giả muốn thể hiện cảm xúc nhớ thương của người phụ nữ ngày càng trở nên da diết. Trong câu nhạc này, sự nhẫn nhịn, kín đáo khi thể hiện cảm xúc của người phụ nữ nửa đầu TK XX lại một lần nữa được tác giả khắc họa sắc nét, bắt đầu từ những âm thấp nhất trên đàn guitar tiến dần đến những âm cao nhất, câu nhạc làm cho người nghe tưởng rằng tiếp đến sẽ là một cao trào.
Nhưng, ngay lập tức, âm thanh đột ngột “sững” lại bằng một dấu lặng, âm nhạc diễn đạt phẩm chất của người con gái Á Đông, nỗi nhớ thương trào dâng nhưng được nén xuống, nhẫn nhịn, âm thầm.
Phần tiếp theo, âm nhạc thể hiện tình cảm nhớ thương chồng của người phụ nữ lúc này đã trở nên quá mạnh, không kiềm chế được nữa, sự đột ngột dừng lại của âm nhạc chỉ là một khoảng ngắn ngập ngừng được thể hiện bằng dấu lặng đơn, rồi được nối tiếp ngay.6:
(Dừng lại ở nốt La – Lá, và nối tiếp ở đó) Nguyễn Thị Hà, Giai điệu quê hương, tr. 2, 4 và 5. [phụ lục trang 303]
Sau đó, âm nhạc diễn tả những cảm xúc vô cùng mạnh mẽ, thể hiện với hòa âm dày, tiết tấu có tốc độ rất nhanh.
Kỹ thuật chạy hai ngón p – i tiếp tục được khai thác để đạt chuẩn tốc độ và thuận lợi cho người thể hiện.
Đỉnh điểm của tình cảm và cảm xúc được khắc họa qua hòa âm liên tục duy trì trên cả 6 dây và sử dụng kỹ thuật rasguedo, kỹ thuật này đã tạo cảm xúc mạnh mẽ, quyết liệt, cường độ âm thanh sắc nhọn. Kỹ thuật rasguedo trong các tác phẩm nước ngoài chủ yếu được dùng để thể hiện những câu, đoạn nhạc có nhịp điệu, dứt khoát, còn đối với Dạ cổ hoài lang, rasguedo được sử dụng để thể hiện tình yêu thương của người phụ nữ Việt Nam dành cho gia đình với nội tâm mạnh mẽ quyết liệt, khác hẳn với bề ngoài kín đáo thường thấy của người phụ nữ ở đầu thế kỷ XX.
Ở phần kết thúc tác phẩm, từ nhịp 85, giai điệu chính của bản gốc được tái hiện với hòa âm đơn giản, âm nhạc là hình ảnh nỗi nhớ sâu lắng, bình lặng.
Kết thúc tác phẩm bằng hòa âm, gồm các âm 1 của giọng chủ như cách kết đoạn, diễn tấu trong Cải Lương.
Để học đàn guitar mời bạn coi và đăng ký lớp tại đây