Kỹ năng cần trang bị cho con khi học đàn guitar

Ngay từ những năm đầu tiểu học, các bé đã phải nhét khá nhiều kiến thức, dẫn đến việc mệt mỏi, chán nản và không có nhiều hứng thú với việc học tập của mình. Đó là lý do vì sao mà khá nhiều bậc phụ huynh đã lựa chọn cho con tham gia những khóa học guitar để vừa học, vừa chơi, lại được rèn giũa thêm một vài kỹ năng sống. Vậy, kỹ năng cần trang bị cho con khi học đàn guitar mà các bậc phụ huynh cần chuẩn bị cho con là gì? 

Xác định sở thích và thời điểm nên cho con đi học đàn 

Việc xác định con yêu thích một loại nhạc cụ mới là bước đầu của quá trình, một số bé sẽ thích ngay từ những nốt tay chạm đầu tiên với chiếc đàn guitar. Tuy nhiên, một số bé không có nhiều hào hứng khi tiếp xúc với đàn, thì bạn cũng không nên ép con phải học khi con không thích.

Lời khuyên dành cho bạn đó là bạn có thể cho con học nhạc cụ khác hoặc đợi con lớn hơn một chút, biết đâu con lại thích học. Vì nhiều trẻ tùy thuộc vào độ tuổi và thời điểm mà con sẽ theo học, thông thường thì tốt nhất trẻ nên học vào lúc 6-7 tuổi. Chơi Guitar thì phải bấm ngón trực tiếp lên dây đàn nên đòi hỏi người học đàn có đôi tay đủ khỏe để học. Trong một số trường hợp bé có dáng nhỏ và tay tương đối yếu, bạn có thể cho bé học khi bé được 8-9 tuổi. 

Nâng cao tính kiên trì của con, động viên, hỗ trợ bé trong quá trình học

Qúa trình học đàn guitar của bé mất khá nhiều thời gian chứ không phải là một, hai tuần là bé có thể quen được. Do đó, bé dễ cảm thấy chán nản và dễ bỏ tập. Bởi khi trẻ không học được thành thạo hay có thể nói là đánh một bài hát con yêu thích, thì rất dễ con sẽ nản và quăng ngay chiếc đàn sang một bên để theo một thứ đồ chơi mới hơn, thú vị hơn. 

Vậy cần rút ra điều gì từ cha mẹ trong tình huống này, đó chính là sự tin tưởng, sự hỗ trợ và động viên của cha mẹ. Chính những điều này là động lực cho con tiếp tục theo học và hình thành cho con kỹ năng tự tin cũng như kỹ năng cố gắng trong một quá trình. 

Một trong những cách tinh tế và hay nhất đó là bố mẹ có thể đăng kí học guitar với con, lúc này bố mẹ và con sẽ như những người bạn thân cùng tiến, bạn sẽ cùng con luyện tập, chia sẽ những thắc mắc với con. Đây còn là một trong những cách giúp bạn gần con và hiểu con hơn, khi bạn cùng học với con, nếu con có chán và không không muốn học mà có bạn học chung thì con cũng sẽ cố gắng hơn.

Chọn mua loại đàn phù hợp và những dụng cụ cần thiết cho con

Trong quá trình đánh đàn thì bàn tay của con sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tần số ấn dây, gảy dây đàn cũng như các động tác kỹ thuật. Chẳng hạn như, sử dụng loại dây sắt sẽ làm đau tay con, thậm chí là bầm hết các ngón tay, tư thế con ngồi không thoải mái, hay không gian của con không đủ ánh sáng hay đủ yên tĩnh để con có thể tập trung và thoải mái học đàn.

Chính vì thế mà ngay từ đầu, bố mẹ nên chọn cho con các loại đàn phải vừa tầm với con, tức loại đàn không quá to. Con sẽ cảm thấy khó khăn và nặng nề khi ôm đàn to hơn so với thân mình và ảnh hưởng không tốt đến kết quả học của con. Hay bố mẹ có thể chọn những loại đàn có dây mềm, tay của trẻ khá là bé, rất mềm và yếu. 

Một cách khác để có thể khắc phục trong tình huống này đó là bố mẹ chuẩn bị cho con bộ móng gảy đàn, điều này giúp con hạn chế bị thương, tuy nhiên cảm thụ dây đàn sẽ kém hơn so với tiếp xúc trực tiếp bằng ngón tay.

Một chiếc ghế cũng là một trong những dụng cụ trang bị cần thiết cho con. Chiếc ghế được chọn phải đảm bảo rằng phù hợp với chiều cao của con và tạo cho con cảm thấy thoải mái khi ôm đàn. Khi học đàn guitar bắt buộc con phải nhịp chân, bạn nên chọn chiếc ghế để con ngồi chân có thể chạm đất để nhịp nhưng không quá thấp khiến con mỏi chân. 

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên mua một giá gác chân cho bé, vì khi con ôm đàn phải một chân thấp một chân cao đàn thì con mới có điểm tựa. Một giá để sách nhạc và các loại dụng cụ cần cho việc chăm sóc đàn mà bố mẹ có thể tham khảo mua ở tiệm đàn.

Mong rằng qua bài viết này có thể đưa ra một số những kỹ năng cần thiết khi cho con học đàn guitar. Từ đó, bố mẹ cũng đã sẵn sàng cho con tham gia khi đã nắm vững những kỹ năng trên.

Contact Me on Zalo