Nếu được nghe những trải lòng của người học guitar chắc hẳn chúng ta đều nhận thấy rằng ở họ có chung 1 vấn đề khi mới bắt đầu tiếp xúc với từng dây đàn đó là đau tay. Đây là đặc điểm chung của tất cả các loại nhạc cụ dây.
Đúng là việc bắt đầu học một kiến thức gì mới chúng ta cũng sẽ cảm thấy khó khăn, giống như học đàn guitar, nếu bạn tập tạ thì tay bạn cũng sẽ mỏi và đau. Nhưng sau một thời gian khi các hoạt động đã quen dần thì tình trạng đau tay cũng giảm đi rất nhiều.
Việc để lớp da tay mỏng tiếp xúc với dây đàn quá căng, các đầu ngón tay sẽ bắt đầu bị bào mòn đi, người học đàn có thể bị rách các đầu ngón tay, bị chảy máu dẫn đến tình trạng chai sạn. Chính sự chai sạn này đã giúp phần da tay dày lên, lúc này bạn sẽ cảm thấy đỡ đau hơn nhiều. Thế nhưng bạn không thể để đôi tay của mình chịu đau như vậy, bạn hoàn toàn có thể làm giảm bớt những khó chịu bằng những cách khá đơn giản đó là:
Giảm action
Action chính là độ cao giữa đây đàn và phím đàn, sự chênh lệch càng cao thì càng khó bấm và càng đau. Vì vậy, nếu khi tập chơi guitar mà bạn cảm thấy quá đau thì có thể đem ra cửa hàng bán nhạc cụ nhờ họ giảm action. Việc chỉnh khoảng cách giữa dây và phím khá đơn giản, vì vậy bạn không cần phải lo lắng về việc mất thời gian hoặc tốn tiền. Khi giảm action, việc gảy từng dây đàn của ngón tay đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
[related_posts_by_tax order=”RAND” title=”Bài viết liên quan bạn cần tham khảo:”]
Nghỉ ngơi đúng thời điểm
Cũng như học các loại nhạc cụ khác, học guitar cũng cần có thời gian, song cũng không nên chơi guitar liên tục hàng giờ đồng hồ, bạn nên duy trì tập guitar hàng ngày, đều đặn. Mỗi ngày chơi khoảng 1 tiếng, duy trì thời gian tập luyện như thế này bạn vừa giúp cho đôi tay có thời gian nghỉ ngơi, vừa giúp bạn tập luyện nhanh hơn. Nghe có vẻ vô lý nhưng trên thực tế điều này hoàn toàn đúng. Xem thêm:
Bởi nếu bạn dồn lực tập 1 lúc 8 tiếng liên tục, đôi tay của bạn chắc chắn sẽ rất đau và không thể tránh được tình trạng rộp. Đó là chưa kể bạn ép cơ thể tập luyện liên tục sẽ dễ dẫn đến tình trạng chán nản và mất hứng thú. Việc duy trì đều đặn mỗi ngày 1 tiếng sẽ tốt hơn rất nhiều, bạn vừa có thể làm quen dần với cơn đau, vừa có thời gian để ghi nhớ những kiến thức. Chắc chắn bạn sẽ có được một kết quả học tập tốt nếu duy trì việc tập luyện như thế này.
Đừng bấm quá mạnh
Khi mới bắt đầu học đàn guitar, lực tay chưa đủ mạnh nên khi bấm dây đàn thường bị rè, vì sợ tiếng rè nên chỉ sau một thời gian tập luyện người chơi thường mắc lỗi bấm dây đàn quá mạnh. Chỉ nên bấm một lực vừa phải, cố gắng kiểm soát lực của tay, từ đó bạn sẽ biết cách tạo ra những âm thanh trong trẻo hơn. Bên cạnh đó, nếu bạn bấm quá mạnh ngoài phí sức còn khiến cho đôi bàn tay của bạn đau hơn, đây là điều không cần thiết. Nên nhớ rằng một lực vừa phải sẽ giúp bạn hạn chế những cơn đau và nhanh chóng điều chỉnh được lựa tốt nhất cho đôi bàn tay.
Với 3 mẹo khá đơn giản, chỉ cần bạn hiểu và thực hiện theo đúng những hướng dẫn đưa ra, đôi bàn tay của bạn sẽ được bảo vệ, hạn chế những tổn thương không mong muốn. Đây cũng là ccsh giữ cho bạn nhiệt huyết và lòng đam mê với cây đàn guitar.
Khó khăn là điều không thể tránh được khi học guitar, nhưng nếu chịu khó tìm hiểu các thông tin cần thiết, bên cạnh đó là tuân thủ những quy tắc trong tập luyện, từ từ chậm rãi từng bước một bạn sẽ thấy được hiệu quả học tập tốt hơn rất nhiều. Chắc chắn với một sự tập luyện cẩn thận, có bài bản bạn sẽ đạt được mục tiêu đặt ra trong quá trình học tập. Hãy cố gắng và nỗ lực hết mình, thành công rồi sẽ đến với bạn, đừng vội bỏ cuộc vì những khó khăn trước mắt.