Guitar là một nhạc cụ gần gũi và học chơi Guitar là sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, học Guitar lại không hề dễ dàng và để chơi Guitar Solo tốt lại càng khó hơn. Vậy học cách chơi Guitar Solo như thế nào cho hiệu quả? Bài viết dưới đây đưa ra 3 cách học để chơi guitar Solo tốt hơn mà các bạn có thể tham khảo.
Cách thứ nhất: Điều cơ bản nhất là phải nắm chắc kỹ thuật của Guitar Solo
Học và chơi tốt bất kỳ một loại nhạc cụ nào cũng cần phải nắm vững các kỹ thuật cơ bản của loại nhạc cụ đó. Với Guitar Solo, trước tiên việc sử dụng những khoảng lặng có một vai trò quan trọng trong việc phân tách câu và lấy lại được những giai điệu…
Tiếp theo là sử dụng tốc độ (Timing) một cách hợp lý tương đồng với cảm xúc (lúc đánh nhanh, chậm hay nghỉ…) của người chơi nhạc đồng điệu với lời bài hát.
Nếu bạn không muốn có sự đơn điệu trong bản nhạc, muốn tạo điểm nhấn hoặc luyến láy nốt ưa thích thì kỹ thuật Vibrato – kỹ thuật sử dụng cổ tay để tạo hiệu ứng rung sẽ giúp cho đoạn nhạc của bạn có điểm nhấn ấn tượng hơn cả.
Sử dụng kĩ thuật Pull-offs dùng ngón tay để kéo dây và tạo tiếng và Hammer-ons dùng đầu ngón tay nhấn vào dây – đây là kỹ thuật phổ biến và cũng là kỹ thuật tạo nền tảng cho những kỹ thuật khó hơn.
Kỹ thuật được coi là khá dễ trong Guitar Solo là Slide, tuy nhiên lại cần nhiều thời gian tập luyện kỹ thuật này. Bạn thực hiện kĩ thuật này bằng cách giữ nốt nhạc, sau đó dùng ngón tay đẩy lên nốt tiếp theo mà bạn mong muốn trên cùng 1 dây. Đôi khi bạn có thể giữ nhiều nốt và cùng Slide.
Cũng giống với kỹ thuật Slide, Tremolo Picking – sử dụng pick ở tốc độ nhanh. Để kiểm soát được tốc độ nhanh chậm trong chơi Solo là một điều không hề dễ dàng đối với những người mới chơi. Vì vậy, bạn không nên nóng vội học kỹ thuật này trong thời gian ngắn mà cần phải học từ từ, học trong một thời gian dài thì bạn mới có thể kiểm soát được toàn bộ tốc độ của đoạn nhạc.
Cuối cùng, hãy luôn nhớ rằng việc nắm bắt được lúc nào và chỗ nào đoạn Solo của bạn bắt đầu và kết thúc là điều vô cùng quan trọng khi bạn ứng tấu.
Cách thứ hai: Hãy đưa nhiều lý thuyết âm nhạc hơn vào câu Solo
Bạn không thể làm được gì nếu như bạn không học lý thuyết, âm nhạc cũng vậy. Đối với Guitar, nếu bạn nắm bắt và vận dụng tốt một vài scale cơ bản và quan trọng thì những câu solo của bạn cũng khá thú vị đấy.
Trong Solo, tiếp cận theo chiều dọc (tuyến hợp âm đang chơi) và chiều ngang (ứng tấu nhiều hơn vào việc đưa các Scale vào) là phổ biến. Sao bạn không kết hợp cả hai hướng tiếp cận trên để bản nhạc mà bạn đánh mang phong cách riêng của mình.
Nếu bạn tiếp cận Backing Track theo chiều dọc (Vertical Approach) thì bạn phải luôn đảm bảo rằng bạn đã ghi nhớ được toàn bộ phần hợp âm của phần Solo. Chỉ có như vậy thì bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn các nốt của từng hợp âm để đưa vào đoạn Solo.
Tiếp cận Backing Track theo chiều ngang (Horizonal Approach) lại giúp bạn có nhiều lựa chọn hơn về nốt nhạc và khi bạn thêm vào đó những Scale khác nhau sẽ tạo ra những sắc thái khác nhau.
Hãy học cách sử dụng quãng 8 như là 1 cách để bè cho câu solo của bạn. Bạn có thể kết hợp cùng với kỹ thuật như Slide, hoặc nhảy quãng sẽ giúp bạn linh hoạt hơn trong cách thay đổi các nhịp, nốt trong đoạn Solo của mình.
Luyện tập Solo ở nhiều Key khác nhau sẽ giúp bạn quen dần với âm thanh và những nốt nhạc ở Key khác nhau.
Cách thứ 3: Hãy bắt chước y nguyên các nghệ sĩ Guitar
Điều này tưởng chừng như máy móc, mang phong cách của người khác, tuy nhiên hiệu ứng của nó lại khá tốt. Khi bạn sử dụng các đoạn mô típ, lặp lại và giai điệu gốc, sẽ giúp bạn có thời gian và khoảng suy nghĩ cho ý tưởng tiếp theo khi ứng tấu. Bạn hãy lắng nghe, tương tác bằng cả trái tim và ánh mắt với những người đồng đội trong ban nhạc để cùng hòa mình, bắt nhịp cũng như chuyển tiết tấu vào âm nhạc.
Với 3 cách học trên, nếu kiên trì thì học Guitar Solo không khó và kiên trì luyện tập thì bạn hoàn toàn có thể chơi Guitar Solo tốt hơn.