Vệ sinh đàn guitar – Điều mà bạn nên thực hiện thường xuyên

Đồ dùng nào rồi cũng sẽ có tuổi thọ sử dụng và để đảm bảo độ dài của tuổi thọ, đòi hỏi người sử dụng ngoài biết cách sử dụng còn phải biết cách giữ gìn đồ dùng. Các sản phẩm nhạc cụ cũng không nằm ngoại lệ, việc sử dụng nhạc cụ sau một thời gian sẽ dính những bụi bẩn hoặc mắc một lỗi nào đó mà bạn không nhận ra. Vì vậy, bạn cần thực hiện vệ sinh nhạc cụ thường xuyên và bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách vệ sinh đàn guitar – một nhạc cụ được nhiều bạn trẻ yêu thích.

[related_posts_by_tax order=”RAND” title=”Bài viết liên quan bạn cần tham khảo:”]

Vật dụng cần thiết khi vệ sinh guitar

2 miếng khăn mỏng
1 chai nước xịt bảo vệ gỗ
Dụng cụ quay tay
Dầu chanh để đánh bóng
Hướng dẫn vệ sinh đàn guitar

Bước 1: Gỡ dây đàn

Tiến hành quay để làm lỏng dần dây đàn ra, nên nhớ quay theo chiều ngược để tránh trường hợp kéo dây đàn căng quá gây nguy hiểm.

Và nên nhớ rằng, quay dây nào thì nhắm đúng dây đó, tránh việc nhầm lẫn gây mất thời gian. Sau khi tháo gỡ được dây đàn, bạn có thể vứt đi hoặc để lại phòng trừ khi dây đàn bị đứt có cái thay.

Khi dây đàn đã được tháo ra thì bạn rút chốt ghim ra khỏi lỗ. Thường thì chốt ghim sẽ gắn khá chặt, với lực của tay thì sẽ khó lấy ra được, chiếc quay tay sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trog việc rút chốt ghim ra.

Bước 2: Thực hiện lau chùi đàn guitar

Sử dụng nước xịt gỗ xịt đều lên phần thân của đàn. Khi xịt, bạn chỉ nên xịt và lau khô luôn, tương tự như xịt kính, không nên xịt quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến độ bền của gỗ đàn.
Các vị trí cần xịt và lau khô trên cây đàn guitar gốm: mặt đàn, hông đàn, lưng đàn, ngựa đàn, phím đàn, cần đàn, đầu đàn,… Chú ý đến những ngóc ngách nhỏ, đây là những vị trí hay bám bụi nhất.

Phần khóa đàn nếu bị gỉ sắt thì bạn cũng nên xịt một ít nước và lau thật sạch, vị trí này rất dễ bị gỉ, bạn nên thường xuyên chú ý và vệ sinh.

Bước 3: Đánh bóng đàn

Sử dụng dầu chanh và chiếc khăn còn lại để đánh bóng cho đàn, tập trung đánh bóng cần đàn và ngựa đàn. Hãy đảm bảo rằng, 2 bộ phận này của guitar đã được làm sạch mọi bụi bẩn. Trong quá trình đánh bóng, bạn cũng nên chú ý quan sát xem phần thân đàn có phần nào bị hư hỏng hay không, nếu có thì bạn nên sớm đem ra tiệm sửa chữa để tránh tình trạng hư hỏng nặng hơn.

Bước 4: Gắn dây và tune

Khi gắn dây bạn nên chú ý một chút để tránh mất thời gian, bạn cho đầu dây có vòng tròng vào lỗ cắm dây, sau đó chốt ghim vào và nhấn thật chặt.

Khi đã chốt ghim, bạn tiến hành gắn dây vào phía đầu cần, không nên để quá dài dây bởi lúc sau quay dây sẽ khá lâu và dây cũng dễ chồng lên nhau tại phần khóa đàn. Nên luồn dây qua lỗ để dây căng nhất, sau đó nới lỏng dần dây ra cỡ 5 cm rồi vặn khóa. Phần dây dư ra bạn có thể dùng kìm để cắt đi, vừa gọn gàng lại vừa có tính thẩm mỹ.

Cuối cùng là thực hiện tune dây, thế là bạn đã hoàn thành xong quá trình vệ sinh đàn guitar.

Nếu chắc chắn làm được bạn có thể thực hiện quá trình vệ sinh tại nhà, hoặc bạn có thể đem tới các cửa hàng bán đàn guitar, tại đây họ cũng sẽ cung cấp dịch vụ vệ sinh nhạc cụ. Mất một khoản chi phí, song bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và không phải lo lắng về việc quá trình vệ sinh có thể xảy ra lỗi kỹ thuật.

Việc vệ sinh nhạc cụ tưởng chừng không quá cần thiết, song việc này sẽ giúp bạn khá nhiều trong việc duy trì và kéo dài tuổi thọ sử dụng của đàn. Đó là chưa kể đến việc vệ sinh đàn sẽ giúp bạn có được những âm thanh guitar trong trẻo và hay hơn. Xem thêm:

Có thể lúc này bạn không tin nhưng hãy thử một lần, chắc chắn bạn sẽ có suy nghĩ hoàn toàn khác. Đàn guitar luôn là người bạn thân thiết của bạn, vậy thì đừng để người bạn của mình lem luốc vì bụi bẩn và mất đi những âm thanh tuyệt vời.

Nguồn: http://guitar.station.vn/cach-ve-sinh-dan-guitar/

Contact Me on Zalo