Chức năng từng bộ phận của đàn guitar

Hiển nhiên là khi bạn càng hiểu rõ về cây đàn của bạn thì bạn càng yêu thích và có động lực để gắn bó với nó hơn. Một điều quan trọng khác nữa là việc tìm hiểu về cấu tạo của cây đàn guitar sẽ giúp cho bạn chọn được một cây đàn tốt khi đi mua đàn. Và nếu chẳng may mà cây đàn của bạn có bị hư hỏng thì tối thiểu bạn cũng có những kiến thức cơ bản để có thể tự sửa chữa, hoặc mà có phải mang ra tiệm sửa cũng không gà mờ đến nỗi thợ nói gì nghe đấy.

Vậy nên hãy cùng Việt Thương tìm hiểu về Cấu Tạo Đàn Guitar nào :

chức năng từng bộ phận của đàn guitar 1

1. Thùng Đàn

– Là bộ phận chính quan trọng nhất của Guitar, bản chất là một hộp cộng hưởng giúp tạo ra âm thanh của cây đàn

2. Dây Đàn

– Khi ta gẩy, dây đàn dao động, sẽ được hộp cộng hưởng khuyêch đại âm thanh tạo ra các nốt nhạc

chức năng từng bộ p2ận của đàn guitar 1

3. Phím Đàn

– Các phím đàn chính là các thanh kim loại sẽ chia mặt phím ra thành các ngăn phím. Mỗi một ngăn phím đại diện cho một nốt nhạc có cao độ khác nhau

4. Lược Đàn, Ngựa Đàn

– Lược đàn là bộ phận để chia dây đàn

– Lược đàn còn được gọi là Ngăn Phím Số 0, một ngăn phím quan trọng.

– Các nốt nhạc nằm trên ngăn phím số 0 khi chơi sẽ không cần phải bấm phím. Như vậy người ta gọi là chơi “Dây Buông”

– Ngựa Đàn – Là bộ phận kết hợp với bộ khóa để mắc dây đàn

5. Bộ Khóa

– Bộ khóa giúp chúng ta căng dây đàn đạt tới cao độ chuẩn để chơi

6. Các Bộ Phận Khác …

* Dấu Chấm – Để đánh dấu các ngăn phím quan trọng như ngăn phím số 3, ngăn phím số 5 và số 7 …

* Lỗ Thoát Âm – Nằm trên mặt đàn là nơi mà âm thanh phát ra ngoài sau khi được khuyếch đại trong thùng đàn

* Xương Đàn – Chất liệu của xương đàn có thể bằng nhựa tổng hợp hoặc bằng chính xương của các loại động vật như trâu hay bò … Xương đàn là thanh chữ nhật màu trắng được cài vào rãnh bên trên ngựa đàn. Tác dụng chính của xương đàn là truyền rung động của dây đàn, tới ngựa đàn và sau cùng mới tới thùng đàn (hộp cộng hưởng)

Contact Me on Zalo