Mô hình dạy học đàn guitar tại các trung tâm âm nhạc

Trung tâm Âm Nhạc dạy đàn guitar xây dựng cho học sinh môi trường học tập chuyên nghiệp và lý tưởng giúp các em được học trong điều kiện tốt nhất để phát huy hết khả năng học tập của mình. Cùng với đó, Trung tâm còn tổ chức nhiều mô hình học tập khác nhau, phù hợp với mọi nhu cầu và khả năng của từng học sinh. Có các mô hình lớp học cá nhân, học theo nhóm (từ 2-3 học sinh) mỗi học sinh học 1 bài riêng, lớp tập thể (6-8 học sinh) cả lớp học chung 1 bài.

Mô hình dạy học đàn guitar tại các trung tâm âm nhạc

Pretty little girl playing acustic guitarMỗi học sinh đến học với Trung tâm đều sẽ được kiểm tra trình độ đầu vào. Dựa vào nhu cầu học của học sinh, khả năng tiếp thu, khả năng  tập trung cũng như năng khiếu của từng học sinh mà Trung tâm sẽ tư vấn và xếp mô hình lớp học phù hợp với từng học sinh.

– Với học sinh từ 6-8 tuổi và chưa học đàn guitar bao giờ, với mức độ tiếp thu và tập trung ở mức độ trung bình theo lứa tuổi, học sinh sẽ được xếp học lớp tập thể từ 6-8 học sinh và cả lớp sẽ học chung 1 bài. Mục tiêu của mô hình học này là giúp cho học sinh làm quen với cây đàn guitar, rèn luyện được tư thế ngồi, đặt tay sao cho đúng, nhớ được vị trí của các nốt nhạc trên đàn và trên bản nhạc,…

Mô hình học này sẽ không quá chú trọng vào việc luyện ngón hay đi sâu vào những kiến thức nhạc lý quá phức tạp, chủ yếu xây dựng cho các em có môi trường học đàn vui vẻ, có thể chơi được vài tác phẩm ở mức sơ giản từ đó giúp học sinh làm quen và yêu thích bộ môn guitar. Đối với mô hình học tập này, sẽ có 1 giáo viên chính đứng lớp, giảng bài cho học sinh và có 1 trợ giảng để giải đáp các thắc mắc của học sinh và đi xuống từng đàn, chỉnh sửa tư thế tay, ngồi cho từng học sinh.

Mô hình dạy học đàn guitar tại các trung tâm âm nhạc

Ở mô hình học này, có ưu điểm đối với phụ huynh là học phí sẽ rẻ hơn so với lớp học nhóm hay lớp học cá nhân. Với học sinh, mô hình lớp học này khiến học sinh cảm thấy hào hứng khi được tham gia nhiều các hoạt động với nhạc, được trao đổi và có thêm nhiều bạn mới. Đối với giáo viên, khi dạy học ở mô hình này, giáo viên sẽ quan sát được bao quát lớp học, tổ chức được các hoạt động tập thể hoặc những tiết học như rèn luyện khả năng nghe nhạc, tổ chức vận động theo nhạc, giúp học sinh hào hứng với môn học.

Mô hình dạy học đàn guitar tại các trung tâm âm nhạc

Tuy nhiên, với mô hình học tập thể này tồn tại khá nhiều hạn chế như việc tổ chức, ổn định trật tự lớp làm sao cho học sinh ngồi yên, tập trung nghe giảng và thực hiện đúng những yêu cầu của giáo viên. Việc học chung 1 bài khiến cho tốc độ giảng bài của giáo viên bị giới hạn, làm sao phải đảm bảo cho tất cả học sinh trong lớp cùng tiếp thu được những kiến thức mà giáo viên muốn truyền đạt. Trong thực tế, các giáo viên dạy học mô hình này nhận ra rằng sẽ xảy ra trường hợp học sinh có năng khiếu sẽ bị học chậm hơn hoặc học sinh yếu lại bị học quá sức, phải chạy đua với các bạn trong lớp.

Để cho mô hình học này đạt hiệu quả, giáo viên cần có phương pháp cụ thể giúp cho học sinh tập bài, các bạn phải thực hiện đúng theo mệnh lệnh, các tiếng đàn phát ra của cả lớp phải cùng 1 lúc, đều nhịp. Trên thực tế, có những bạn thuộc bài và có những bạn chưa thuộc bài. Việc dung hòa được tiếng đàn của cả lớp đều nhau như nhau cũng là một vấn đề nan giải đối với các giáo viên dạy học tại mô hình học này.

Mô hình dạy học đàn guitar tại các trung tâm âm nhạc

Với học sinh từ 8-10 tuổi chưa học đàn guitar bao giờ hoặc các học sinh đã từng học đàn guitar trước đó (có thể từ 6-10 tuổi), Trung tâm sẽ xếp học sinh học lớp nhóm từ 2-3 học sinh nhưng học mỗi bạn 1 bài khác nhau. Với đặc điểm là các bạn đã có đủ nhận thức và tính tự giác, đồng thời mức độ phát triển và khả năng tiếp thu của các bạn không đồng đều (có nhiều bạn tiếp thu ở mức độ bình thường nhưng có nhiều bạn lại tiếp thu nhanh và có  năng khiếu) do đó, tùy vào khả năng và năng khiếu của từng bạn, giáo viên sẽ có những phương pháp và đưa ra các dạng bài tập phù hợp với từng cá nhân.

Ưu điểm của mô hình này là học sinh được học theo đúng năng lực của mình, không bị ảnh hưởng bởi các học sinh khác, nếu học sinh có việc bận có thể xin nghỉ mà không sợ bị học chậm hơn so với các bạn. Trong quá trình học, Trung tâm đã trang bị cho học sinh tai nghe để thuận tiện trong việc học sinh tập bài, không gây ồn trong lớp hoặc làm ảnh hưởng đến các bạn xung quanh. Giáo viên khi đến từng đàn dạy cho từng bạn một cũng sẽ đeo tai nghe riêng do đàn guitar điện tử được thiết kế có 2 lỗ cắm tai nghe nên rất thuận tiện. Đồng thời, Trung tâm cũng rất chú trọng trong việc lựa chọn những loại tai nghe có nhiều kích cỡ, nhẹ, có đệm mút êm để phù hợp với mọi độ tuổi của học sinh cũng như đảm bảo cho học sinh sẽ không bị đau tai trong quá trình sử dụng.

Các học sinh học tại mô hình nhóm học theo khả năng thường học nhanh hơn so với các mô hình học cả lớp chung 1 bài. Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này là việc mỗi bạn thường học 1 bài riêng, trong quá trình học được đeo tai nghe khiến cho các học sinh trong lớp không có các hoạt động chung, từ đó không gắn kết được các thành viên trong lớp lại với nhau. Để học tốt trong mô hình học này, đòi hỏi học sinh phải có sự tự giác và tập trung cao độ, khi giáo viên giao bài và quay sang hướng dẫn bạn khác, học sinh bắt buộc phải tự giác tập bài nếu như học sinh không chủ động thì sẽ không đạt được hiệu quả cao.

Việc học sinh đeo tai nghe cũng khiến cho giáo viên không thể kiểm soát thường xuyên được việc tập luyện của học sinh, có nhiều học sinh biết được điều đó nên có những hành vi đối phó ví dụ như khi cô kiểm tra thì tập bài còn khi cô sang dạy bạn khác thì toàn đánh bài linh tinh. Cùng với đó, học sinh học tại mô hình này cũng dễ bị nhàm chán do không được tiếp xúc với các học sinh khác, không được thay đổi các hoạt động. Do đó, mô hình học này chỉ phù hợp với các học sinh từ 8-10 tuổi chưa học bao giờ hoặc đối với các học sinh có độ tuổi từ 6-10 tuổi đã từng học guitar trước đó.

Ngoài ra, Trung tâm dạy đàn guitar còn có mô hình học cá nhân với ưu điểm là 1 thầy kèm riêng 1 trò khiến cho học sinh tập trung hơn trong giờ học, tốc độ học nhanh hơn. Tuy nhiên, học phí của mô hình này sẽ cao hơn hẳn so với các mô hình học theo nhóm hay học tập thể, đồng thời việc học cá nhân dễ khiến cho học sinh cảm thấy nhàm chán do đó mô hình lớp học cá nhân có khá ít học sinh đăng ký theo học.

Tùy vào từng đối tượng học sinh và nhu cầu học, Trung tâm sẽ lựa chọn mô hình lớp học cho học sinh đồng thời sắp xếp các giáo viên có trình độ chuyên môn và kỹ năng sư phạm phù hợn để theo dõi và dạy cho học sinh. Hiểu được những ưu, nhược điểm của từng mô hình dạy học, Trung tâm đã khắc phục bằng cách với mô hình lớp tập thể, để giúp cả lớp có thể chơi được các tác phẩm một cách trôi chảy và đều nhau, giáo viên hướng dẫn bài chậm, chia câu, đoạn cho học sinh dễ tập. Ngoài ra, trợ giảng của lớp học cũng xuống từng đàn, chỉ dạy cho học sinh còn kém. Giáo viên trực tiếp giao bài tập để học sinh thực hành luyện tập tại nhà. Đồng thời, Trung tâm yêu cầu phụ huynh của các học sinh học tại mô hình lớp học tập thể sẽ đi học cùng con, có những đoạn khó hay những kiến thức lý thuyết quan trọng, phụ huynh cùng con ngồi nghe giảng và từ đó phụ huynh dễ dàng kèm thêm cho con tại nhà.

Đối với lớp học theo nhóm, giáo viên thường xuyên kiểm tra kết quả của việc thực hành luyện tập đã được giao, tạo cho học sinh thói quen tự giác tập luyện tại nhà cũng như trên lớp học. Khi hướng dẫn học sinh, giáo viên vẫn quan sát, chú ý mức độ luyện tập và thái độ học tập của học sinh trong lớp học.

Đồng thời, trung tâm đào tạo năng khiếu âm nhạc thường xuyên tiến hành trao đổi học sinh giữa các lớp và thay đổi các mô hình học khác nhau nhằm tạo ra cho học sinh những trải nghiệm với nhiều mô hình học, giúp học sinh không bị nhàm chán.

Ngoài ra, Trung tâm còn tổ chức các buổi kiểm tra đánh giá định kỳ giúp phụ huynh nắm bắt được tình hình học tập của con, giúp học sinh có thêm động lực để phấn đấu trong những khóa học tiếp theo. Sau kỳ kiểm tra, Trung tâm sẽ đánh giá và phân loại học sinh từ đó tìm kiếm các học  sinh có năng khiếu để phát triển và bồi dưỡng, đồng thời cũng phát hiện các học sinh yếu kém để có phương pháp dạy học phù hợp hơn, giúp học sinh có thể cải thiện điểm số trong lần kiểm tra tiếp theo hoặc thay đổi mô hình lớp học phù hợp hơn với học sinh. Tuy có nhiều mô hình học tập phù hợp với học sinh nhưng việc tổ chức mô hình học sao cho sinh động và hợp lý với thời gian biểu của học sinh, cách xếp lớp cũng là điều mà Trung tâm Âm Nhạc cần khắc phục.

Tóm lại, để khắc phục được các nhược điểm và phát huy được các  ưu điểm của các mô hình lớp học này, giáo viên cần linh hoạt trong cách sử dụng phương pháp dạy học, có kinh nghiệm trong việc tổ chức và ổn định lớp học, biết cách giải quyết các tình huống sư phạm đồng thời cập nhật các phương pháp dạy học mới để làm đa dạng và phong phú hơn, giúp học sinh học tập có hiệu quả tốt nhất.